Những điều cần biết về nghề Bếp

Lựa chọn theo đuổi ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, trở thành đầu bếp chuyên nghiệp là một chặng đường thử thách và đòi hỏi sự kiên trì. Ngoài sự đam mê, kiến thức chuyên môn, người đầu bếp cần có sự sáng tạo và tính kỷ luật…

Giờ làm việc đặc thù

Trong thời kỳ vực dậy của ngành Du lịch, trở thành đầu bếp, sinh viên sẽ dễ kiếm việc làm và mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, để đến với nghề bếp bạn sẽ gặp rất nhiều những khó khăn, thử thách. Thời gian làm việc trung bình 9 – 14 tiếng/ngày và phải tăng ca thường xuyên. Đặc biệt vào các dịp cuối tuần, lễ, thời gian làm việc có khi sẽ kéo dài hơn.

Nghề đầu bếp cần gì?

Điều kiện làm việc trong khu bếp luôn ở nhiệt độ cao, không khí nóng bức, áp lực hoàn thành món trong thời gian ngắn nhất và đảm bảo chất lượng món ăn rất dễ khiến người đầu bếp từ bỏ. Do đó, người đầu biết đòi phải có tính kiên nhẫn, cần cù, siêng năng và khả năng điều tiết tinh thần làm giảm căng thẳng và áp lực.

Đặc biệt, người đầu bếp cần có vị giác nhạy bén, đôi tay khéo léo, thao tác tỉ mỉ và chính xác. Một đầu bếp giỏi có khả năng cảm thụ mùi vị chính xác, rõ ràng, kết hợp khéo léo giữa hương vị và hình thức tạo nên món ăn hấp dẫn.

Kết hợp với khả năng sáng tạo, người đầu bếp tạo nên những món ăn mới hay phối hợp các loại gia vị tạo nên sự độc đáo đánh thức vị giác thực khách.

Chấp nhận gian khổ, khiêm tốn học hỏi không ngừng, trải nghiệm các nền ẩm thực khác nhau là lời khuyên dành cho các bạn đang theo đuổi ngành Kỹ thuật chế biến món ăn.

 

Học gì để trở thành nghề đầu bếp

Làm nghề bếp phải có chuyên môn về dinh dưỡng, ẩm thực, chế biến món ăn.  Nhưng kiến thức cơ bản của nghề bếp bắt đầu là học cách mặc đồng phục, đội nón, thắt khăn, đeo tạp dề và học cách lau mồ hôi sao cho đúng để không làm ảnh hưởng đến tác phong, hình ảnh của người đầu bếp.

Người đầu bếp cần học thuộc và làm quen với cách cầm dao, sử dụng từng loại thớt, chảo khi nấu ăn. Các cách cắt rau củ quả, sơ chế thịt cá và sắp xếp các loại dụng cụ, gia vị sao cho khoa học.

Và yếu tố quan trọng quyết định lợi thế cạnh tranh của người đầu bếp chính là sở trường món ăn của họ là gì. Mỗi người đầu bếp sẽ có thế mạnh riêng ở từng món ăn như Á, Âu, tráng miệng, khai vị,… Sinh viên ngành bếp cần xác định đâu là đam mê và thế mạnh của mình để tập trung phát triển.

Để trở một đầu bếp cần rất nhiều kỹ thuật và kỹ năng có được từ nhiều năm thực hành. Tìm hiểu về nghề đầu bếp, các yêu cầu, đặc trưng của nghề cùng với một lộ trình học tập khoa học sẽ giúp bạn có những định hướng cụ thể hơn khi chinh phục công việc này.

Tại trường Cao đẳng Kỹ thuật – Du lịch Sài Gòn, sinh viên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn được học chương trình “Thực nghề – Thực nghiệp”. Với trang thiết bị phòng bếp đầy đủ và hiện đại, sinh viên có thể dễ dàng thao tác và sáng tạo các món ăn hấp dẫn. Không bị giới hạn bởi điều kiện, sinh viên STC có thể trau dồi các kỹ năng bếp và được tiếp cận các doanh nghiệp trong lĩnh vực Du lịch ngay từ năm nhất; tiếp thu kiến thức thực tế từ giảng đường./.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT – DU LỊCH SÀI GÒN
• Đăng ký trực tuyến tại đây.
• Liên hệ Fanpage trường để được tư vấn: STC – Cao Đẳng Kỹ Thuật Du Lịch Sài Gòn
• Trụ sở chính: Tòa nhà JVPE, lô 20, Đường số 2, Công viên phần mềm Quang Trung, P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *