Xu hướng liên thông “ngược” ở bậc Đại học

Imgl9800
Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp Đại học tham gia vào thị trường lao động lại có xu hướng học thêm văn bằng ở bậc Cao đẳng hoặc Trung cấp. Tại sao lại xuất hiện khuynh hướng này? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số lý do sau đây.

Yêu cầu thực tế của doanh nghiệp

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết trong 6 tháng đầu năm 2023, nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo của các doanh nghiệp là 132.408 chỗ làm việc, chiếm 86,2% tổng nhu cầu nhân lực. Trong đó, nhu cầu nhân lực đối với trình độ đại học trở lên cần 30.306 chỗ làm việc, chiếm 19,73%; cao đẳng cần 35.621 chỗ làm việc, chiếm 23,19%; trung cấp cần 37.511 chỗ làm việc, chiếm 24,42%; sơ cấp cần 28.970 chỗ làm việc chiếm 18,86%. Qua đó có thể thấy nhu cầu nhân lực ở bậc Cao đẳng là rất lớn trên thị trường lao động.
Hệ thống phòng học hiện đại, thiết bị giảng dạy tiên tiến
Hệ thống phòng học hiện đại, thiết bị giảng dạy tiên tiến
Với đặc trưng của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó, nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có tay nghề vững để đáp ứng sản xuất kinh doanh. Chương trình đào tạo Đại học tại Việt Nam hiện nay vẫn còn theo hướng truyền thống. Trọng tâm là học thuật. Sinh viên khi ra trường sẽ hoang mang và khó đáp ứng được nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp.

Nâng cao tay nghề 

Khi tham gia vào thị trường lao động, sinh viên sẽ xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong hoạt động nghề nghiệp. Để tăng cơ hội việc làm và vị trí mong muốn trong doanh nghiệp, sinh viên cần thiết tự nâng cao trình độ chuyên môn, thông qua học liên thông, trái ngành bậc học thấp hơn Đại học.

Việc học một văn bằng trái ngành với bậc học thấp hơn Đại học không còn xa lạ. Đây là cách giúp người lao động bổ sung chuyên môn, tăng thu nhập và quyết định vị trí việc làm trên thị trường lao động.

Phòng thực hành Buồng của ngành Quản trị Khách sạn
Phòng thực hành Buồng của ngành Quản trị Khách sạn

Lựa chọn bậc học Cao đẳng phù hợp nhu cầu thị trường lao động

Ở bậc học Cao đẳng, với chương trình đào tạo lấy sinh viên làm trung tâm. Thời gian đào tạo tập trung 70% thực hành và 30% lý thuyết. Sinh viên được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp ngay từ trên giảng đường. Giảm tải các nội dung lý thuyết, chú trọng trau dồi các kỹ năng nghề, kỹ năng mềm.
Tại Cao đẳng Kỹ thuật – Du lịch Sài Gòn (STC), sinh viên được cọ xát rèn dũa tay nghề trong môi trường thực tiễn. Tiếp xúc với doanh nghiệp ngay từ năm nhất, đây là cơ hội giúp sinh viên nắm bắt được nhu cầu và vị trí việc làm tại các công ty. Từ đó, các bạn tự vạch ra lộ trình học tập và rèn luyện phù hợp với năng lực.
Sinh viên được "cầm tay chỉ việc" để nhanh chóng nâng cao tay nghề
Sinh viên được “cầm tay chỉ việc” để nhanh chóng nâng cao tay nghề
Song song đó, nhà trường cũng đã nâng cấp và trang bị hệ thống các trung tâm thực hành riêng biệt cho mỗi khoa như Kỹ thuật, CNTT, Du lịch, Kỹ thuật chế biến món ăn. Với mô hình 1:1 theo thực tế, sinh viên có thể dễ dàng thực hành các kỹ năng nghề. Đồng thời, sinh viên sẽ sớm đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Tóm lại, bằng cấp không là yếu tố quyết định vị trí việc làm của sinh viên khi ra trường. Tay nghề vững chính là cốt lõi. Khả năng tạo ra giá trị lao động trong ngành nghề mới là điều doanh nghiệp đang tìm kiếm hiện nay. Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế, việc lựa chọn hướng đi phù hợp với năng lực và điều kiện kinh tế là bước tiến khôn ngoan để xây dựng con đường sự nghiệp./.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT – DU LỊCH SÀI GÒN
• Đăng ký trực tuyến tại đây.
• Liên hệ Fanpage trường để được tư ngay: STC – Cao Đẳng Kỹ Thuật Du Lịch Sài Gòn
• Trụ sở chính: Tòa nhà JVPE, lô 20, Đường số 2, Công viên phần mềm Quang Trung, P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM.